Hàm ODDLYIELD – Hàm trả về lợi tức của một chứng khoán với chu kỳ cuối là kỳ lẻ trong Excel

Bài viết dưới đây giới thiệu tới các bạn hàm ODDLYIELD – 1 trong số những hàm nằm trong nhóm hàm tài chính rất được ưa dùng trong Excel.

Bạn đang đọc: Hàm ODDLYIELD – Hàm trả về lợi tức của một chứng khoán với chu kỳ cuối là kỳ lẻ trong Excel

Hàm Oddlyield

Mô tả: Hàm trả về lợi tức của một chứng khoán với chu kỳ cuối là kỳ lẻ (ngắn hạn hoặc dài hạn).

Cú pháp: ODDLYIELD(settlement, maturity, last_interest, rate, pr, redemption, frequency, [basis])

Trong đó:

settlement: Ngày thanh toán chứng khoán chính là ngày sau ngày phát hành chứng khoán được bán cho người mua, là tham số bắt buộc.

maturity: Ngày đáo hạn hay ngày hết hạn của chứng khoán, là tham số bắt buộc.

last_interest: Ngày phiếu lãi cuối cùng của chứng khoán, là tham số bắt buộc.

rate: Lãi suất hàng năm của chứng khoán, là tham số bắt buộc.

pr: Giá trị của chứng khoán, là tham số bắt buộc.

redemption: Giá trị hoàn trả của chứng khoán trên mỗi mệnh giá 100$, là tham số bắt buộc.

frequency: Số lấn thanh toán phiếu lãi trong năm, là tham số bắt buộc có các giá trị sau:

+ frequency = 1 -> thanh toán lãi với tần suất 1 lần/1 năm.

+ frequency = 2 -> thanh toán lãi với tần suất 2 lần/1 năm.

+ frequency = 4 -> thanh toán lãi theo quý.

basis: Cơ sở dùng để đếm số ngày, là tham số tùy chọn gồm các giá trị sau:

+ basis = 0 -> Số ngày trong tháng là 30 và trong năm là 360 ngày theo chuẩn NASD.

+ basis = 1 -> Số ngày trong tháng là số ngày thực tế theo tháng và trong năm là số ngày thực tế trong năm.

+ basis = 2 -> Số ngày trong tháng là số ngày thực tế theo tháng và số ngày trong năm là 360 ngày.

+ basis = 3 -> Số ngày trong tháng là số ngày thực tế theo tháng và số ngày trong năm là 365 ngày

+ basis = 4 -> Số ngày trong tháng là 30 và trong năm là 360 ngày theo chuẩn EU.

Chú ý:

– Nếu các đối số của hàm là giá trị số không ở dạng số nguyên -> nó bị cắt cụt thành số nguyên.

– Nếu issue, first_interest, settlement không phải là ngày hợp lệ -> hàm trả về giá trị lỗi #VALUE!

– Nếu rate ≤ 0 hoặc pr ≤ 0 -> hàm trả về giá trị lỗi #NUM!

– Nếu frequency hoặc basis không nằm trong phạm vi các giá trị của nó -> hàm trả về giá trị lỗi #NUM!

– Nếu ngày phát hành lớn hơn ngày thanh toán chứng khoán -> hàm trả về giá trị lỗi #NUM!

– Các giá trị thỏa mãn điều kiện maturity > settlement > last_interest nếu không hàm trả về giá trị lỗi #NUM!

– Công thức tính của hàm ODDLYIELD:

Công thức tính của hàm ODDLYIELD

Trong đó:

+ Ai : là số ngày tính từ khi bắt đầu kỳ hạn của phiếu lãi thứ i hoặc cuối cùng

+ DCi: Là số ngày tính từ ngày phát hành tới ngày phiếu lãi thứ nhất (i=1) hoặc số ngày trong kỳ tính phiếu lãi (i=2…, i=NC).

+ NC: Số kỳ hạn của phiếu lãi (phải phù hợp với kỳ lẻ).

+ NLi: Độ dài bình thường tính theo ngày của kỳ hạn phiếu lãi đầy đủ.

Ví dụ:

Tính lợi tức của chứng khoán với chu kỳ cuối cùng là chu kỳ lẻ.

Tính lợi tức của chứng khoán với chu kỳ cuối cùng là chu kỳ lẻ

– Tại ô cần tính nhập công thức: =ODDLYIELD(D6,D7,D8,D9,D10,D11,D12,D13)

Tìm hiểu thêm: Hàm SUBSTITUTE – Hàm thực hiện thay thế văn bản mới cho văn bản cũ trong một chuỗi văn bản trong Excel

Tại ô cần tính nhập công thức =ODDLYIELD(D6,D7,D8,D9,D10,D11,D12,D13)

– Nhấn Enter -> giá trị trả về là:

Kết quả giá trị trả về

Như vậy lợi tức của chứng khoán là 10.23%

– Trường hợp các giá trị của thám số frequency, basis vượt ra ngoài phạm vi của nó -> hàm trả về giá trị lỗi #NUM!

Hàm trả về giá trị lỗi #NUM!

>>>>>Xem thêm: Hàm LOGNORMDIST – Hàm trả về phân bố chuẩn lô – ga – rít lũy tích của x trong Excel

Trên đây là hướng dẫn và ví dụ cụ thể khi sử dụng hàm ODDFYIELD trong Excel.

Chúc các bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *