Bài viết dưới đây giới thiệu tới các bạn hàm DDB – 1 trong số những hàm nằm trong nhóm hàm tài chính rất được ưa dùng trong Excel.
Mô tả: Hàm trả về khấu hao của tài sản trong một kỳ xác định bằng cách sử dụng phương pháp giảm dần kép hoặc phương pháp khác.
Cú pháp: DDB(cost, salvage, life, period, [factor])
Trong đó:
– cost: Chi phí ban đầu của tài sản, là tham số bắt buộc.
– salvage: Giá trị sau khấu hao hay còn gọi giá trị thu hồi của tài sản, là tham số bắt buộc.
– life: Số kỳ khấu hao hay tuổi thọ hữu ích của tài sản, là tham số bắt buộc.
– period: Kỳ muốn tính khấu hao, phải có cùng đơn vị với tuổi thọ, là tham số bắt buộc.
– factor: Tỷ lệ để giảm dần số dư, là tham số tùy chọn, mặc định là 2 (phương pháp số dư giảm dần kép).
Chú ý:
– Phương pháp số dư giảm dần kép sẽ tính khấu hao theo tỷ suất tăng dần, hàm sử dụng công thức:
Min( (cost – total depreciation from prior periods) * (factor/life), (cost – salvage – total depreciation from prior periods) )
– Trường hợp bạn không muốn sử dụng phương pháp số dư giảm dần kép -> thay đổi giá trị của đối số factor.
– Trường hợp muốn chuyển sang phương pháp khấu hao theo đường thẳng -> sử dụng hàm VDB.
Ví dụ:
Tính khấu hao tài sản theo thời hạn trong bảng mô tả sau:
– Tính khấu hao của tài sản trong ngày thứ 1 nhập công thức: =DDB(D6,D7,D8*365,1) (vì ngày thứ 1 nên nhân giá trị năm khấu hao với 365 ngày.
– Nhấn Enter -> giá trị khấu hao trong ngày thứ 1 là:
– Tương tự tính khấu hao năm thứ 1 period = 1, factor = 2 nhập công thức: =DDB(D6,D7,D8,1,2)
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp tài liệu tự học Excel – Giáo trình học Excel cực hay
– Nhấn Enter -> giá trị khấu hao trong năm thứ 1 là:
– Tương tự khấu hao trong năm thứ 5 với factor = 2 nhập công thức: =DDB(D6,D7,D8,5,2)
– Khấu hao trong năm thứ 5 với factor =1.5 nhập công thức: =DDB(D6,D7,D8,5,1.5)
>>>>>Xem thêm: Hàm ERFC.PRECISE – Trả về hàm bù ERF được lấy tích phân giữa x và vô cực trong Excel
Trên đây là hướng dẫn và một số ví dụ cụ thể khi sử dụng hàm DDB trong Excel.
Chúc các bạn thành công!