Bài viết dưới đây giới thiệu tới các bạn hàm XIRR – 1 trong số những hàm nằm trong nhóm hàm tài chính rất được ưa dùng trong Excel.
Bạn đang đọc: Hàm XIRR – Hàm trả về tỷ suất hoàn vốn nội bộ của một lịch biểu dòng tiền mặt không nhất thiết phải theo định kỳ trong Excel
Mô tả: Hàm trả về tỷ suất hoàn vốn nội bộ của một lịch biểu dòng tiền mặt không nhất thiết phải theo định kỳ.
Cú pháp: XIRR(values, dates, [guess])
Trong đó:
– values: Là một loạt các dòng tiền tương ứng với 1 lịch biểu chi trả trong đối số dates, là tham số bắt buộc trong đó:
+ Nếu giá trị đầu tiên là một chi phí hoặc 1 khoản chi trả -> nó mang giá trị âm.
+ Tất cả các khoản chi trả kết tiếp sẽ được chiết khẫu theo năm có 365 ngày.
+ Tất cả các giá trị phải chứa ít nhất 1 giá trị dương và 1 giá trị âm.
– dates: Là lịch biểu tương ứng với ngà chi trả các khoản của dòng tiền, là tham số bắt buộc.
– guess: Là một số ước lượng gần nhất với kết quả của hàm XIRR, là tham số tùy chọn nếu bỏ qua giá trị mặc định là 0,1.
Chú ý:
– Trường hợp các giá trị của tham số không phải là số nguyên -> chúng bị cắt cụt thành số nguyên.
– Hàm XIRR phải chứa ít nhất 1 dòng tiền dương và 1 dòng tiền âm -> nếu không hàm trả về giá trị lỗi #NUM!
– Nếu bất kỳ giá trị nào trong tham số dates xảy ra trước ngày bắt đầu -> hàm trả về giá trị lỗi #NUM!
– Nếu số lượng các giá trị của values và dates khác nhau -> hàm trả về giá trị lỗi #NUM!
– Tỷ suất hoàn vốn XIRR chính là lãi suất tương ứng với XNPV =0.
– Hàm XIRR sử dụng phương pháp lặp để tính toán, nếu sau 100 lần lặp không tìm thấy kết quả phù hợp -> hàm trả về giá trị lỗi #NUM!, tỷ suất được thay đổi cho tới khi:
Trong đó:
– di: Là ngày chi trả thứ i hay cuối cùng.
– d1: Là ngày chi trả lần thứ 0.
– Pi : Là lần chi trả thứ i hay cuối cùng.
Ví dụ:
Tính tỷ suất hoàn vốn nội bộ cho lịch biểu các dòng tiền theo bảng số liệu dưới đây:
– Tại ô cần tính nhập công thức: =XIRR(C6:C10,B6:B10,0.1)
Tìm hiểu thêm: Hàm IF – Cách dùng hàm IF và ví dụ
– Nhấn Enter -> tỷ suất hoàn vốn là:
– Trường hợp các giá trị trong tham số không chứa ít nhất 1 dòng tiền âm và 1 dòng tiền dương -> hàm trả về giá trị lỗi #NUM! (Ví dụ chỉ chứa dòng tiền dương).
– Trường hợp các giá trị trong tham số không chứa ít nhất 1 dòng tiền âm và 1 dòng tiền dương -> hàm trả về giá trị lỗi #NUM! (Ví dụ chỉ chứa dòng tiền âm).
>>>>>Xem thêm: Cách lọc dữ liệu trong Excel
Trên đây là hướng dẫn và một số ví dụ cụ thể khi sử dụng hàm XIRR trong Excel.
Chúc các bạn thành công!