Hàm FV – Hàm trả về giá trị tương lai của một khoản đầu tư trong Excel

Bài viết dưới đây giới thiệu tới các bạn hàm FV – 1 trong số những hàm nằm trong nhóm hàm tài chính rất được ưa dùng trong Excel.

Bạn đang đọc: Hàm FV – Hàm trả về giá trị tương lai của một khoản đầu tư trong Excel

Mô tả: Hàm thực hiện tính toán và trả về giá trị tương lai của một khoản đầu tư dựa trên mức lãi suất cố định.

Cú pháp: FV(rate,nper,pmt,[pv],[type])

Trong đó:

rate: Lãi suất theo kỳ hạn, là tham số bắt buộc.

nper: Tổng số kỳ hạn thanh toán, là tham số bắt buộc.

pmt: Số tiền thanh toán từng kỳ, là tham số bắt buộc.

pv: Giá trị hiện tại hay ban đầu của khoản đầu tư, là tham số tùy chọn nếu bỏ qua mặc định là 0.

type: Giá trị xác định thời điểm thanh toán, là tham số tùy chọn gồm các giá trị sau:

+ type = 0 -> thanh toán cuối kỳ.

+ type = 1 -> thanh toán đầu kỳ.

Chú ý:

– Phải sử dụng đơn vị nhất quán giữa các tham số.

– Trong các tham số, số tiền mặt phải chi trả được thể hiện bằng số âm, séc, chia cổ tức được thể hiện bằng số dương.

Ví dụ:

Tính giá trị tương lai của khoản đầu tư có các tham số sau:

– Tại ô cần tính nhập công thức: =FV(D6,D7,D8,D9,D10)

– Nhấn Enter -> giá trị trả về là:

– Trường hợp bỏ qua tham số giá trị hiện tại và thời điểm thanh toán -> nhập công thức: =FV(D6,D7,D8)

Tìm hiểu thêm: Hàm OCT2DEC – Hàm thực hiện chuyển đổi số bát phân thành số thập phân trong Excel

– Nhấn Enter -> giá trị tương lai của khoản đầu tư là:

– Trường hợp bỏ qua tham số giá trị hiện tại -> nhập công thức: =FV(D6,D7,D8,D10)

– Nhấn Enter ­-> giá trị tương lai của khoản đầu tư khi bỏ qua giá trị hiện tại là:

>>>>>Xem thêm: Cách chuyển file PDF sang Excel nhanh và chính xác

Như vậy nếu bỏ qua tham số nào trong hàm -> giá trị tương lai của khoản đầu tư bị thay đổi. Tùy từng trường hợp bạn lựa chọn tham số sao cho chính xác nhất.

Trên đây là hướng dẫn và một số ví dụ cụ thể khi sử dụng hàm FV trong Excel.

Chúc các bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *