Hàm MMULT – Hàm trả về tích ma trận của 2 mảng trong Excel

Bài viết dưới đây giới thiệu tới các bạn hàm MMULT – 1 trong số những hàm trong lĩnh vực toán học rất được ưa dùng trong Excel.

Bạn đang đọc: Hàm MMULT – Hàm trả về tích ma trận của 2 mảng trong Excel

Mô tả: Hàm thực hiện trả về tích số ma trận của 2 mảng. Kết quả tích 2 ma trận là ma trận có số hàng bằng số hàng mảng 1 và số cột bằng số cột mảng 2.

Cú pháp: MMULT(array1, array2).

Trong đó:

array1: Mảng thứ 1 muốn tính tích, là tham số bắt buộc.

array2: Mảng thứ 2 muốn tính tích, là tham số bắt buộc.

Chú ý:

– Sô cột trong mảng 1 phải bằng số hàng trong mảng 2.

– Các giá trị trong 2 mảng phải là giá trị số.

– Hàm MMULT trả về giá trị lỗi #VALUE! trong các trường hợp sau:

+ Bất kì giá trị nào trong 2 mảng là ô trống hoặc chứa văn bản.

+ Số cột trong mảng 1 khác với số hàng trong mảng 2.

– Tích số ma trận a của 2 mảng b và c được tính theo công thức:

trong đó i là số hàng, j là số cột.

– Những công thức trả về mảng phải được nhập ở dạng công thức mảng.

Ví dụ:

1. Tính tích 2 ma trận sau:

– Tại ô cần tính nhập công thức: =MMULT(C5:D6;G5:H6).

– Nhấn Enter -> giá trị trả về là:

– Bôi đen vùng dữ liệu từ K5:L6 (tương ứng với số hàng và số cột của 2 mảng) -> nhấn F2 được kết quả:

– Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter -> được kết quả ma trận tích của 2 ma trận.

2. Ứng dụng hàm MMULT giải hệ phương trình:

Giải hệ phương trình như trong hình vẽ.

Cách làm:

– Tìm ma trận nghịch đảo của các giá trị bên trái dấu bằng.

– Tính tích của ma trận nghịch đảo với giá trị về phải -> nghiệm của phương trình.

2.1. Tìm ma trận nghịch đảo.

– Tại ô cần tính nhập công thức: =MINVERSE(C8:E10).

Tìm hiểu thêm: Cách sửa lỗi file Excel bị mất định dạng chuẩn nhất

– Nhấn Enter -> giá trị trả về là:

– Bôi đen vùng dữ liệu từ I10:K12 (tương ứng với số hàng và cột của ma trận ban đầu) -> nhấn F2 được kết quả:

– Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter được kết quả chính là ma trận nghịch đảo của ma trận ban đầu.

2.2. Thực hiện tính tích ma trận nghịch đảo và các giá trị về phải.

– Tại ô cần tính nhập công thức: =MMULT(C13:E15,G13:G15).

– Nhấn Enter -> được kết quả:

– Bôi đen vùng dữ liệu từ J13:J15 (tương ứng với số hàng mảng 1 và số cột mảng 2) -> nhấn F2 được kết quả:

– Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter -> được kết quả chính là nghiệm x, y, z của phương trình.

>>>>>Xem thêm: Hàm CONVERT – Hàm thực hiện chuyển đổi 1 số tự hệ thống đo lường này sang hệ thống đo lường khác trong Excel

Trên đây là hướng dẫn và cách ứng dụng hàm MMULT trong thực tế.

Chúc các bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *