Hàm PRICEDISC – Hàm trả về giá trên mỗi mệnh giá 100$ của một chứng khoán đã được chiết khấu trong Excel

Bài viết dưới đây giới thiệu tới các bạn hàm PRICEDISC – 1 trong số những hàm nằm trong nhóm hàm tài chính rất được ưa dùng trong Excel.

Bạn đang đọc: Hàm PRICEDISC – Hàm trả về giá trên mỗi mệnh giá 100$ của một chứng khoán đã được chiết khấu trong Excel

Mô tả: Hàm trả về giá trên mỗi mệnh giá 100$ của một chứng khoán đã được chiết khấu.

Cú pháp: PRICEDISC(settlement, maturity, discount, redemption, [basis])

Trong đó:

settlement: Ngày thanh toán chứng khoán chính là ngày sau ngày phát hành chứng khoán được bán cho người mua, là tham số bắt buộc.

maturity: Ngày đáo hạn hay ngày hết hạn của chứng khoán, là tham số bắt buộc.

discount: Tỷ lệ chiết khấu của chứng khoán, là tham số bắt buộc.

redemption: Giá trị hoàn trả của chứng khoán, là tham số bắt buộc.

basis: Cơ sở dùng để đếm số ngày, là tham số tùy chọn gồm các giá trị sau:

+ basis = 0 -> Số ngày trong tháng là 30 và trong năm là 360 ngày theo chuẩn NASD.

+ basis = 1 -> Số ngày trong tháng là số ngày thực tế theo tháng và trong năm là số ngày thực tế trong năm.

+ basis = 2 -> Số ngày trong tháng là số ngày thực tế theo tháng và số ngày trong năm là 360 ngày.

+ basis = 3 -> Số ngày trong tháng là số ngày thực tế theo tháng và số ngày trong năm là 365 ngày

+ basis = 4 -> Số ngày trong tháng là 30 và trong năm là 360 ngày theo chuẩn EU.

Chú ý:

– Nên sử dụng hàm Date nhập giá trị ngày tháng năm.

– Nếu các đối số của hàm không phải là số nguyên -> nó bị cắt cụt thành số nguyên.

– Nếu các giá trị các đối số ở dạng ngày tháng không hợp lệ -> hàm trả về giá trị lỗi #VALUE!

– Nếu discount hoặc redemption ->hàm trả về giá trị lỗi #NUM!

– Nếu basis nằm ngoài phạm vi các giá trị của nó -> hàm trả về giá trị lỗi #NUM!

– Nếu ngày phát hành chứng khoán lớn hơn hoặc bằng ngày thanh toán chứng khoán -> hàm trả về giá trị lỗi #NUM!

– Hàm PRICEDISC được tính theo công thức:

Trong đó:

B: Là số ngày trong một năm phụ thuộc vào cơ sở đếm ngày.

DSM: Là số ngày tính từ ngày kết toán tới ngày đáo hạn.

Ví dụ:

Tính giá của trái phiếu dựa trên mệnh giá 100$ với các thông tin trong bảng dữ liệu dưới đây:

– Tại ô cần tính nhập công thức: =PRICEDISC(D6,D7,D8,D9,D10)

Tìm hiểu thêm: Hàm CUBESET – Hàm xác định một tập hợp phần tử được tính hoặc bộ tới khối trên máy chủ, tạo 1 tập hợp rồi trả về tập hợp đó trong Excel

– Nhấn Enter -> giá của trái phiếu dựa trên mệnh giá 100$ là:

– Trường hợp ngày kết toán chứng khoán lớn hơn ngày đáo hạn chứng khoán -> hàm trả về giá trị lỗi #NUM!

– Trường hợp tỷ lệ chiết khấu nhỏ hơn 0 -> hàm trả về giá trị lỗi #NUM!

>>>>>Xem thêm: Hàm bình phương trong Excel – Cách sử dụng hàm bình phương và ví dụ

Trên đây là hướng dẫn và một số ví dụ cụ thể khi sử dụng hàm PRICEDISC trong Excel.

Chúc các bạn thành công!

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *