Hàm PMT – Hàm trả về số tiền cần phải thanh toán cho một khoản vay trong Excel

Bài viết dưới đây giới thiệu tới các bạn hàm PMT – 1 trong số những hàm nằm trong nhóm hàm tài chính rất được ưa dùng trong Excel.

Bạn đang đọc: Hàm PMT – Hàm trả về số tiền cần phải thanh toán cho một khoản vay trong Excel

Mô tả: Hàm trả về số tiền cần phải thanh toán cho một khoản vay bao gồm cả lãi và gốc cố định hàng kỳ với lãi suất không đổi.
Cú pháp: PMT(rate, nper, pv, [fv], [type])

Trong đó:

rate: Lãi suất của mỗi kỳ hạn, là tham số bắt buộc.

nper: Tổng số tháng cần thanh toán cho khoản vay, là tham số bắt buộc.

pv: Giá trị hiện tại của khoản đầu tư, là tham số bắt buộc.

fv: Giá trị tương lai kỳ vọng của khoản đầu tư, là tham số bắt buộc.

type: Thởi điểm thanh toán, là tham số tùy chọn gồm các giá trị sau:

+ type = 0 hoặc bỏ qua -> thanh toán vào cuối kỳ.

+ type = 1 -> thanh toán đầu kỳ.

Chú ý:

– Số tiền thanh toán mà hàm PMT trả về bao gồm nợ gốc và lãi nhưng không bao gồm thuế và các khoản thanh toán dự phòng.

– Đảm bảo nhất quán về đơn vị giữa lãi suất và tổng số tháng cần thanh toán cho khoản vay.

Ví dụ:

Tính số tiền cần phải thanh toán hàng tháng và số tiền cần tiết kiệm mỗi tháng theo bảng mô tả dưới đây:

– Tính số tiền hàng tháng phải thanh toán cho khoản vay ở trên. Tại ô cần tính nhập công thức: =PMT(D6/12,D7,D8)

– Nhấn Enter -> số tiền hàng tháng cần phải thanh toán cho khoản vay ở trên là:

Tìm hiểu thêm: Hàm RANDBETWEEN – Hàm thực hiện trả về số ngẫu nhiên nằm giữa các số đã cho trước trong Excel

– Tính số tiền hàng tháng phải tiết kiệm để sau 5 năm có được 120$. Tại ô cần tính nhập công thức: =PMT(D6/12,5*12,0,D8)

– Nhấn Enter -> số tiền hàng tháng phải tiết kiệm là:

>>>>>Xem thêm: Hàm CUMPRINC – Hàm trả về nợ gốc tích lũy phải trả cho khoản vay giữa 2 kỳ trong Excel

Trên đây là hướng dẫn và một số ví dụ cụ thể khi sử dụng hàm PMT trong Excel.

Chúc các bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *